Đề Thám (1846-1913): Một nghĩa sĩ Việt Nam chống lại chế độ thuộc địa Pháp

Hội viên

icon-member

Đề Thám (1846-1913): Một nghĩa sĩ Việt Nam chống lại chế độ thuộc địa Pháp

5
icon-staricon-staricon-staricon-staricon-star

0 đánh giá

Tác giả

Claude Gendre

Nhà xuất bản

NXB Hà Nội

Gói cước

Hội viên

Chọn loại sách
Sách điện tử
Sách nói
Sách giấy
Chọn nội dung
Đầy đủ
Tóm tắt
icon-heart
icon-share

Đương thời, vẫn còn nhiều người sống sót từ cuộc chiến mà người Pháp gọi là “Chiến tranh Đông Dương”, diễn ra từ năm 1945 đến năm 1953, đặc biệt là những quân nhân đã “đi Đông Dương” và đã giữ lại trong mình ký ức của những trận đánh trên đường số 4 hay ở Điện Biên Phủ. Tất cả, quân nhân hay dân sự, chắc chắn đều nghe nói đến Hồ Chí Minh, lúc đó cũng như mãi mãi, như một hình tượng ái quốc của dân tộc Việt Nam. Nhưng thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX dường như đã tan vào màn đêm của thời gian và cũng chẳng còn những chứng nhân sống sót, trong khi đó chính là thời kỳ quyết định đến thái độ quan hệ với nhau sau này giữa kẻ chiếm hữu thuộc địa và người dân thuộc địa. Và cũng có “hình tượng” của mình, một anh hùng dân tộc người An Nam, đầu lĩnh giặc cỏ đối với chính quyền Pháp: Hoàng Hoa Thám, được gọi là Đề Thám.

Từ căn cứ bất khả xâm phạm của mình ở vùng thượng Yên Thế, vùng đất cỏ cây dày đặc và địa hình lượn sóng cách Hà Nội khoảng năm mươi cây số về phía bắc, trong một phần tư thế kỷ ông đương đầu với những đội quân Pháp đông hơn quân của ông gấp hai mươi lần. Chưa bại trận trên chiến trường, cái chết của ông vào năm 1913 là kết quả của hoạt động mật thám, thành công nhờ vào những kẻ phản bội.

Chỉ là một chú bé chăn trâu thời thơ ấu, trong chiến đấu ông chứng tỏ mình là một chiến lược gia đáng sợ và là một chiến thuật gia không kém phần giỏi giang, đến mức nửa thế kỷ sau đội quân Việt Minh đã học tập cách chiến đấu của ông.

Sinh thời, những người ngưỡng mộ Đề Thám đặt biệt danh cho ông là “hùm thiêng Yên Thế” do sự khéo léo và dũng mãnh của ông. Người ta có thể đọc thấy điều đó qua ngòi bút của một sĩ quan Pháp trong đội quân lê dương khi đến lượt anh ta phải đương đầu với ông: “Cuối cùng, cũng như rất nhiều người khác, tôi truy đuổi Đề Thám, tên phỉ đáng ngưỡng mộ [nguyên văn], kẻ mà những người bản xứ gọi là Ngài vì ông châm đốt Pháp không dứt và biến mất như lọt qua kẽ ngón tay mỗi khi người Pháp dồn đuổi ông!”

Ngày nay, tên ông không chỉ được đặt cho một trong những con phố dài nhất Hà Nội, những chiến công của ông đã lùi sâu trong dĩ vãng song kỷ niệm về người anh hùng yêu nước của Việt Nam vẫn còn lại, sống động trong ký ức của con người Việt Nam.

Waka xin trân trọng giới thiệu Đề Thám (1846-1913): Một nghĩa sĩ Việt Nam chống lại chế độ thuộc địa Pháp - Claude Gendre!

Độc giả nói gì về “Đề Thám (1846-1913): Một nghĩa sĩ Việt Nam chống lại chế độ thuộc địa Pháp”

Bình luận (1)

Đánh giá & nhận xét (0)

Chưa có bình luận nào

icon-linear-g
Hội viên icon-vip-package

ĐỌC & NGHE SÁCH

KHÔNG GIỚI HẠN

Sách này và 20,000+ sách điện tử, sách nói, truyện tranh...

1.000đ/ngày

icon-tooltip

Hỗ trợ

Công ty Cổ phần Sách điện tử Waka - Tầng 6, tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, số 106, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD số 0108796796 do SKHĐT TP Hà Nội cấp ngày 24/06/2019
Giấy xác nhận Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử số 8132/XN-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp ngày 31/12/2019
Giấy chứng nhận Đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng Viễn thông di động số 19/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ký ngày 11/03/2020
Số VPGD: 024.73086566 | Số CSKH: 1900545482 nhánh 5 | Hotline: 0877736289